Gman\’s Blog

You\’re Connecting to me

Con cừu đen

Ở một xứ nọ, mọi người đều là kẻ trộm.
Ban đêm, mọi người đều rời nhà với chùm chìa khoá cùng chiếc đèn lồng có vải che, và đến nhà một người láng giềng để ăn trộm. Họ trở về lúc rạng đông, với nhiều của cải, và thấy nhà của chính họ đã bị mất trộm.
Vì thế, mọi người vui vẻ sống với nhau, và chẳng ai thiệt thòi gì, bởi kẻ này ăn trộm của kẻ khác, kẻ khác lại ăn trộm của kẻ khác nữa, và cứ tiếp tục như thế đến khi kẻ cuối cùng ăn trộm của kẻ đầu tiên. Việc mua bán ở xứ ấy tất nhiên là việc người mua và kẻ bán lường gạt nhau. Chính phủ là một tổ chức tội phạm chuyên ăn trộm của nhân dân, và nhân dân chỉ chăm lo ăn trộm của chính phủ. Do đó, cuộc sống rất thoải mái, chẳng có ai giàu và chẳng có ai nghèo.
Một ngày nọ, chẳng biết vì sao một người đàn ông trong sạch lại đến sống ở xứ ấy. Ban đêm, thay vì ra đi với bao tải và chiếc đèn lồng, anh ta ở nhà hút thuốc lá và đọc tiểu thuyết.
Kẻ trộm đến, thấy đèn sáng, nên không vào nhà.
Tình trạng này diễn ra trong một thời gian ngắn, và mọi người buộc lòng phải giải thích cho anh ta hiểu rằng ngay cả nếu anh muốn sống mà không làm việc thì cũng không có lý do gì anh lại ngăn cản những người khác làm việc. Mỗi đêm anh ở nhà nghĩa là ngày hôm sau một gia đình nào đó chẳng có cái gì để ăn.
Người đàn ông trong sạch khó lòng phản đối lý lẽ đó. Ban đêm, anh ta ra đi và sáng hôm sau anh ta về nhà giống như họ, nhưng anh ta không ăn trộm. Anh ta trong sạch, và bạn không thể làm gì khác để thay đổi bản tính ấy. Anh ta đi đến tận cây cầu và đứng nhìn nước trôi bên dưới. Khi về nhà, anh ta thấy mình đã bị mất trộm.
Chưa đến một tuần lễ, người đàn ông trong sạch không còn một xu dính túi, không còn gì để ăn và căn nhà trống rỗng. Nhưng đó chẳng phải là vấn đề, vì đó là lỗi của chính anh ta; không, vấn đề là thái độ của anh ta đã làm mọi sự đảo lộn. Bởi anh ta để những kẻ khác ăn trộm tất cả của cải của anh ta, mà anh ta lại không ăn trộm của ai cả, cho nên luôn luôn có kẻ về nhà vào lúc rạng đông và thấy nhà mình còn nguyên vẹn: đáng lẽ anh ta phải ăn trộm nhà ấy. Rốt cuộc, sau một thời gian ngắn, những kẻ không bị mất trộm thấy mình giàu có hơn người khác và không còn muốn đi ăn trộm. Tệ hại hơn nữa, những kẻ đến nhà của người đàn ông trong sạch để ăn trộm thấy nhà luôn luôn trống rỗng, do đó họ trở thành nghèo đói.

Trong lúc ấy, những kẻ đã trở nên giàu có lại nhiễm cái thói quen của người đàn ông trong sạch là đi đến cây cầu vào mỗi đêm để nhìn nước trôi bên dưới. Điều này làm sự rối loạn càng tăng thêm, bởi nó khiến cho nhiều kẻ khác trở nên giàu có và nhiều kẻ khác trở nên nghèo đói.
Thế rồi, những kẻ giàu có nhận ra rằng nếu đêm nào họ cũng đến cầu ngắm nước chảy thì chẳng mấy chốc họ lại trở nên nghèo. Và họ nghĩ: “Hãy trả lương để những đứa nghèo đi ăn trộm cho mình”. Rồi họ viết hợp đồng, quy định mức lương, tính huê hồng theo phần trăm: tất nhiên họ vẫn còn là những kẻ trộm, và họ vẫn muốn lừa đảo kẻ khác. Và điều phải xảy ra là kẻ giàu càng giàu thêm và kẻ nghèo càng nghèo thêm.
Một số kẻ giàu trở nên quá sức giàu đến mức họ thấy không cần ăn trộm hay thuê những kẻ khác ăn trộm cho mình để mình được tiếp tục giàu nữa. Nhưng nếu họ thôi ăn trộm, họ sẽ trở nên nghèo, bởi những kẻ nghèo ăn trộm của họ. Vì thế, họ trả lương để những kẻ nghèo nhất trong đám nghèo canh giữ của cải của họ khỏi bị bọn nghèo lấy trộm, và qua đó họ hình thành lực lượng công an và xây dựng những nhà tù.
Nói tóm lại, chỉ trong vòng vài năm sau khi người đàn ông trong sạch xuất hiện, người ta không còn nói đến chuyện ăn trộm và mất trộm, mà nói đến chuyện kẻ giàu và người nghèo; nhưng họ vẫn còn là những kẻ trộm.
Con người trong sạch duy nhất chính là con người lúc đầu ấy, nhưng anh ta đã chết từ sớm, vì đói.

Tháng Mười Hai 6, 2006 Posted by | Documentary, Highlighted Post, internet, Story, Useful Info, X-cellent Post | Bình luận về bài viết này

Sự cởi mở

Door

Có một gia đình nghèo khó và đông con. Hai vợ chồng và sáu đứa con cùng sống trong một cái nhà chỉ vỏn vẹn có một phòng ngủ nhỏ bé. Những đứa trẻ ngày mỗi lớn, và căn phòng càng chật hẹp hơn. Bởi thế, người cha mới tìm đến ông pháp sư nhiều quyền năng nhất xứ để kể lể sự tình và cầu xin được cứu giúp.
Ông pháp sư nói: “Với quyền năng của ta, không có gì là bất khả. Có điều là để nhận được một phép lạ không phải dễ dàng như nhận một món quà rẻ tiền. Tuy nhiên, ta không đòi hỏi nhiều ở những kẻ nghèo nàn như các ngươi. Ta chỉ muốn các ngươi biết cái giá phải trả để được nhận phép lạ chính là sự kiên nhẫn của các ngươi.”
Người cha khốn khó trả lời: “Thưa ngài, nhà ở, thức ăn và tiền bạc thì chúng tôi không có, nhưng kiên nhẫn thì chúng tôi có thừa, bởi chúng tôi đã được rèn luyện trong khổ đau.”
Ông pháp sư nói: “Vậy thì tốt lắm. Để làm căn nhà của các ngươi rộng thêm, có ba bước cần phải được kiên trì thực hiện. Trước hết, ngươi ra chợ mua gấp hai chục con gà đem về nuôi ngay trong phòng ngủ. Nhớ rằng phải cho chúng ăn uống đầy đủ, và đừng nhốt chúng trong lồng hay cột chúng lại, mà phải để chúng tùy ý đi đứng ăn ngủ bất cứ chỗ nào chúng muốn. Các ngươi phải ngủ chung với chúng, và tuyệt đối đừng bao giờ dọn phân của chúng. Cứ để nguyên như thế thì phép mới linh ứng. Hãy kiên nhẫn chịu đựng trong ba tháng, rồi trở lại đây, ta sẽ hướng dẫn để thực hiện bước thứ hai.”
Người cha về nhà và làm đúng như lời ông pháp sư căn dặn, dù số tiền mua hai chục con gà và thực phẩm cho chúng lớn bằng chính sinh mạng của ông. Ba tháng sau, người cha trở lại yết kiến ông pháp sư, và nói: “Thưa ngài quyền năng vô biên, chúng tôi đã thực hiện y như lời ngài dạy và chúng tôi sắp chết. Xin ngài hướng dẫn ngay bước thứ hai cho.”
Ông pháp sư nói: “Tốt lắm, thật xứng đáng. Vậy ngươi hãy ra chợ mua gấp bốn con dê nữa rồi đem về nuôi ngay trong phòng ngủ của các ngươi, cùng với hai chục con gà trước kia. Đừng trói cột chúng. Đừng dọn phân chúng. Nhớ cho chúng ăn uống thật đầy đủ, và các ngươi phải ngủ chung với chúng cùng hai chục con gà. Hãy biết rằng nếu một con vật chết đi, hoặc một người ra ngoài ngủ riêng một lần nào đó, thì cũng đủ làm phép lạ thành vô hiệu. Hãy kiên trì chịu đựng thêm ba tháng nữa, rồi trở lại đây, ta sẽ hướng dẫn cho bước cuối cùng.”
Người cha về nhà, làm đúng như lời ông pháp sư căn dặn, dù số tiền mua bốn con dê cùng ba tháng thực phẩm cho chúng lớn bằng chính sinh mạng của toàn thể gia đình. Ba tháng nữa trôi qua, người cha dắt người mẹ cùng cả bầy con đến yết kiến ông pháp sư, và nói: Thưa ngài quyền năng vô lượng, chúng tôi đã thực hiện y lời ngài dạy và chúng tôi không thể sống thêm một giờ nào nữa trong căn phòng thối tha, chật chội, nóng bức như địa ngục đó. Lòng kiên nhẫn của chúng tôi đã thực sự kiệt quệ vì đói ăn và mất ngủ suốt sáu tháng qua. Xin ngài đoái thương những bộ xương tàn tạ này và ban ngay phép lạ cho.”
Ông pháp sư vui vẻ nói: “Tốt lắm, thật xứng đáng. Và đây là bước cuối cùng để phép lạ xảy ra. Hãy đem ngay đến đây cho ta hai chục con gà và bốn con dê ghê tởm đó, rồi về nhà dọn dẹp từ trong chí ngoài cho thật sạch sẽ. Sau đó, hãy ăn một bữa đơn sơ những thức dễ tiêu hoá, rồi đi ngủ ngay đừng chần chờ gì cả. Sáng ngày mai, hãy đến đây cho ta biết kết quả.”
Những kẻ khốn khổ vội vã dắt nhau về nhà và làm đúng như lời ông pháp sư căn dặn. Sáng hôm sau, người cha hớn hở chạy đến báo cho ông pháp sư: “Thưa ngài công đức bất khả sánh, phép lạ đã xảy ra và quả là tuyệt diệu. Vợ con tôi giờ này vẫn còn ngủ say. Chưa bao giờ họ ngủ ngon như vậy. Tôi cũng thế, đêm qua tôi ngủ say một giấc không mộng mị. Căn nhà rộng rãi, mát mẻ, thơm tho, dễ chịu làm sao! Xin đội ơn ngài…”

Tháng Mười Hai 6, 2006 Posted by | Documentary, internet, Story, Useful Info | Bình luận về bài viết này

LÒNG TỰ ÁI…

Người xưa có nói :” Giữa chốn ba quân có thể đoạt được soái ấn nhưng không thể đoạt được cái chí của kẻ thất phu “.
Kẻ nói câu này, thật đã khám phá được cả tâm sự của loài người.
Người ta, dầu là một kẻ tầm thường đến mức nào, bao giờ cũng cho ý kiến của mình là quan trọng hơn tất cả. Cái “tôi” có phải là dễ ghét đâu theo như lời của Pascal. Nó là cái chữ dễ yêu nhất trong đời. Nhưng, vì ta đã quá nâng niu chìu chuộng nó…mà thành ra cách xử lý tiếp vật trong đời ta gây không biết bao nhiêu sự vụng về, ân hận, đau khổ, tai ương… Và cũng chính vì thế mà Pascal mới thốt ra câu nói chua cay này :” Cái tôi rất đáng ghét “. (1)
Nó chẳng những dễ yêu mà thôi, nó lại là trung tâm điểm của vũ trụ là khác. Bao nhiêu sự vật trong đời, chung quy đều quây quần theo cái cốt ấy : Bản ngã.
Bởi thế, muốn đoạt cái chí của một kẻ thất phu, người xưa cho là khó khăn hơn là đọat soái ấn giữa chốn ba quân.
Dùng cường lực, dùng uy thế mà bức người phải nghe theo mình, không bao giờ làm được ; mà dầu có làm được đi nữa thì cũng chỉ là một việc làm có thể được tạm thời thôi.
Ở đời không ai có thể chịu nhận mình là quấy cả. Dầu là tay đại gian, đại ác như Tào Tháo cũng không chịu nhận mình là gian ác. Tào Tháo thường xưng mình là vì dân vì nước, mà Lưu Bị cũng tin mình vì nước vì dân. Godse, người ám sát Gandhi mà thiên hạ phần đông nguyền rủa, vẫn tươi cười trước khi chịu tử hình. Bởi vậy, bàn cãi với người và muốn đem cái lẽ phải của mình ép buộc họ phải nghe theo thì chắc chắn không bao giờ được, lại còn gây thêm lắm điều không hay chắc chắn trong tình giao hảo hằng ngày.

***

Thuở nhỏ, tôi là người thích cãi nhất. Tính hiếu thắng xui tôi bao giờ cũng không chịu nhin một ai cả, dầu trong một lời nói tầm thường cũng vậy. Trong những cuộc cãi vã, không bao giờ tôi chịu nhượng ai một lời. Rủi mà lời nói mình không được người để ý đến hoặc bị ruồng rẫy , bỏ qua, thì không gì buồn khổ bực tức bằng. Nói thì có hơi quá đáng, nhưng sự thật tâm sự tôi bấy giờ không khác gì tâm sự của Khuất Nguyên, có điều là không đến nỗi đi trầm mình nơi sông Bộc…
“Khuất Nguyên, làm quan cho Hoài Vương nước Sở bị sàm báng phải bị đuổi đi. Mặt mũi tiều tuỵ, hình dung khô héo… một ông lão đánh cá trông thấy , hỏi : Có phải ông là Tam Lư đại phu đó chăng? Sao mà đến nỗi khốn khổ thế ? Khuất Nguyên nói : Đời đục cả, một mình ta trong, người say cả, một mình ta tỉnh… Bởi vậy, ta phải bị bỏ đi…”.
Đâu phải đó là riêng gì tâm sự của Khuất Nguyên, mà là tâm sự chung của mọi người. Tại sao mình muốn cho người ta phải nghe theo mình mà không để cho người ta như mình, nghĩa là theo cái ý nghĩ của người ta ?

***

Tuổi thanh xuân thường vì huyết khí bồng bột nên không chịu coi vào đâu những ý kiến của các bậc cao niên đầy kinh nghiệm hơn. Dầu có muốn cho mấy cũng không làm gì tránh khỏi sự xung đột giữa hai thế hệ. Vậy, làm cha mẹ bây giờ, tại sao ta không biết lấy cử chỉ khôn ngoan của nhà mục sư kia đối với đứa con trai mười lăm tuổi của ông mà xử với con mình ? Ông mục sư ấy bảo với con ông :” Từ mười lăm tuổi đến hai mươi tuổi, cha cho phép con tin rằng con thông minh hơn cha. Từ hai mươi đến hai mươi lăm tuổi, thì con cũng có quyền tin rằng con thông minh bằng cha. Nhưng bắt đầu từ hai mươi lăm tuổi trở lên, thì cha bắt buộc con phải nhìn nhận sự thông minh của cha hơn con nhiều một cách tuyệt đối vậy”. Thật, ông cha này là một ông cha thông minh và khôn ngoan nhất. Tôi đã từng trải qua những giai đoạn ấy, những lúc mà huyết khí đã đưa tôi lên tận mây xanh của lòng tự phụ, không xem vào đâu sự kinh nghiệm của bậc tiền nhân và đã đưa tới vào những cuộc phiêu lưu tinh thần không bờ bến… Mỗi một ý nghĩ gì chạm đến lòng tự phụ của tôi, thì tôi quyết đánh đổ cho ngã lê… dẫu biết mình là sai lầm. Lắm khi nằm đêm suy nghĩ biết mình quấy nát, thế mà lòng tự ái cấm cản không cho mình đi về đường phải. Ước gì người ta đều biết cư xử với bọn thanh niên của chúng tôi như ông mục sư kia… thì biết bao nhiêu thanh niên đã không liều lĩnh đi vào con đường lãng mạn và đầy chông gai của những lý tưởng mù mờ, nhưng khôn ngoan là biết chiều theo lòng thị dục đương buổi của chúng tôi. Thật ông mục sư trên đây là người hiểu rõ tâm sự của thanh niên nhiều lắm.
Đừng công kích, đừng biếm nhẽ, đừng mạt sat ai, nghĩa là đừng chạm vào lòng tự ái của ai cả, nếu mình muốn người ta nghe theo mình, nghe theo cái lẽ phải của mình. Hơn nữa, cái thiện cảm đầu tiên mà mình gây được nơi lòng người rồi, đó là cái chìa khoá của thành công của mình sau này vậy.

Thương nhau mọi sự chẳng nề,
Dầu trăm chổ lệch cũng kê cho bằng.

Trái lại, nếu mình vô tình gây lấy ác cảm lúc ban đầu thì con đường thất bại của mình đà gạch sẵn:

Yêu ai, yêu cả đường đi,
Ghét ai, ghét cả tông chi họ hàng.

Huống chi tư tưởng của mình, nếu có sự yêu ghét chen vào trước, thì sự thuận nghịch thấy liền trước mắt. Lý luận đanh thép bực nào, bằng cứ dồi dào bực nào cũng không làm gì chuyển được cái ác cảm gây ra lúc ban đầu.
Huống chi trong khi bàn bạc, mình ucngx phải kể đến trình độ của kẻ khác. Dầu người ấy có ngu si vụng dại đến đâu, phải biết cho họ cũng có cái lý của họ, hoặc vì trình độ hiểu biết của họ chỉ đến ngần ấy là cùng. Đối với người thấp, đừng dùng lời quá cao mà thành ra cầu kỳ lập dị ; đối với người cao đừng dùng lời lẽ quá thấp mà bị người khinh thường búng rẻ.
Khổng Tử có nói :”Trung nhơn dĩ thượng, khả dĩ ngử thượng dã ; trung nhơn dĩ hạ, bất khả dĩ ngữ thượng dã”. Bực trung trở lên, thì có thể dùng lời cao mà nói được ; từ bực trung trở xuống, không thể dùng lời nói cao mà nói được. Một câu đọc thuộc lòng thuở nhỏ đến này mới hiểu được tất cả ý nghĩa thâm trầm của nó.
Trang Tử lại còn nói rõ ràng hơn:

“Đồng ý với ta, cho ta là phải ; không đồng ý với ta, cho ta là quấy…Đã cho ta biện bác cùng anh, anh được, ta không được, vậy anh đã hẳn là phải, mà ta đã hẳn là quấy chăng? Ta được, anh không được, vậy ta đã hẳn là phải, mà anh đã hẳn là quấy chăng? Hay là hoặc khi phải hoặc khi trái chăng? Hay là ta cũng phải cả, cùng quấy cả chăng? Ta cùng anh không thể biết được nhau vậy. Giờ ta phải nhờ đến ai để quyết định điều đó? Nhờ kẻ đồng với anh để quyết định điều đó ư? Họ đã đồng với anh, thì làm sao mà quyết định được. Nhờ kẻ đồng với ta để quyết định điều đó ư. Họ đã đồng với ta thì làm sao mà quyết định được. Nhờ kẻ trái với ta, với anh quyết định điều đó ư? Họ đã trái với ta và với anh thì làm sao quyết định được. Vậy thì, ta cùng anh, cùng người đều không thể hiểu biết nhau, còn phải đợi kẻ khác nữa ư?”

Câu này đã làm cho tôi tỉnh ngộ nhiều lắm. Thật vậy, cái phải quấy của thiên hạ chẳng qua ở chỗ thuận nghịch với những tư tưởng có sẵn của mình thôi. Chỉ có một sự đồng cùng không đồng mà lời mình nói, việc mình làm ra phải hay quấy. Và chỉ có thế thôi. Trình độ hiểu biết của ta không thể bắt buộc ta phải nhận được những điều mà ta chưa thể hiểu được. Không chịu hiểu thế, mà gắng gượng làm cho kẻ kách cũng phải ngã lẽ theo mình… thật mình còn mê hơn họ nữa, nếu họ thật là người mê. Đã vậy, lại còn bực tức bất bình chỉ vì người ta không chịu hiểu theo mình… tôi tưởng không còn gì ngu si hơn nữa. Mình nói mà người ta không hiểu, biết đâu không phải vì người ta ngu, mà là vì mình ngu, nghĩa là mình không biết cách làm cho người ta hiểu. Cũng như làm thầy dạy học trò mà học trò không hiểu, đừng vội cho chúng là ngu, mà phải tự trách vì mình không biết cách làm cho chúng hiểu.

***

Tại sao biết chắc điều mình nghĩ là phải mà của người ta quấy ? Cái sướng của người trí, kẻ ngu lấy làm bực mình ; cái sướng của kẻ ngu, người trí cũng lấy làm bực mình vậy. Phải quấy là một lẽ tương quan, đối với mình cũng như đối với người. Vậy, cãi nhau về điều phải lẽ quấy, thật là một điều khó được ổn thoả.

***

Lại nữa, biết đâu sự hiểu biết của mình , lại không phải chỉ là một sự hiểu biết vụn vằn, chi ly như cái biết của người mù rờ voi…
Bốn anh mù hội nhau quan sát con voi. Người thứ nhất rờ đụng cái chân, bèn nói :”Con voi giống như cột trụ”. Người thứ hai mò trúng cái vòi, bèn nói :”Đâu phải, nó giống cái chuỳ”. Người thứ ba đụng cái bụng, vuốt ve một hồi, rồi nói :”Theo tôi, nó giống cái chum đựng nước”. Người thứ tư lại nắm đúng cái lỗ tai :”Trật cả. Nó giống như cái nia”. Bốn người cãi nhau om sòm không ai chịu ngã lẽ cả. Ngã lẽ thế nào được chứ ! Chính bàn tay mình rờ mó nó, chứ phải là nghe ai nói lại sao mà bảo là mơ ngủ. Làm cách nào bảo cho mình chịu được rằng con voi giống như cai nia trong khi chính tay mình ôm nó đây, thật tròn và dài như cây trụ…
Có người đi qua, dừng lại hỏi vì đâu có sự cãi lẫy dường ấy. Họ bèn thuật lại những điều họ đã nhận thức đó và cậy người ấy làm trọng tài, người ấy cười, bảo :”Không có một ai, trong bốn anh em, là thấy được rõ con voi như thế nào. Nó đâu có giống cây cột nhà, mà chính chân nó giống như cây cột. Nó đâu có giống cái nia, mà cái tai nó giống cái nia. Nó đâu có giống cái chum đựng nước… mà cái bụng nó giống cái chum nước. Nó cũng đâu có giống cái chuỳ, mà chính cái vòi nó giống cái chuỳ. Con voi, là chung tất cả những cái ấy :chân, lỗ tai, bụng và vòi”.
Sự vật trong đời nó thiên hình vạn trạng, chắc gì mình có thể biết được tất cả phương diện của sự đời, và có biết đâu điều mình biết kia chỉ là một trạng thái của sự vật thôi. Chỉ có những bực sáng suốt nhất mới dám tự hào là thấy đặng chân tướng sự vật, nhưng mà cũng biết đâu họ chỉ biết được nhiều phương diện hơn mình thôi, chứ không phải là biết được tất cả phương diện. Sự phải biết thì vô cùng, còn sức hiểu biết của mình thì có hạn, lấy cái hữu hạn mà lượng cái vô cùng… thật khó lòng mà làm nổi.

Tháng Mười Hai 4, 2006 Posted by | Documentary, Highlighted Post, studying, Useful Info | Bình luận về bài viết này

10 điều cấm kỵ khi yêu chàng !!! (st)

Để bảo vệ tình yêu, giữ chặt anh ấy bên mình, hãy cẩn thận tối đa trong cách cư xử hằng ngày. Mười ví dụ dưới đây có thể giúp bạn nhìn lại những hành động của mình.
1- Gọi điện liên tục: Bạn nhớ người yêu và muốn nhắc nhở anh ấy nhớ đến bạn. Thế là bạn gọi điện liên tục. Nội dung toàn những câu tra hỏi, thỉnh thoảng lại nhuốm màu sắc ghen tuông: Anh đang làm gì vậy? Anh đang ở đâu? Anh đang nói chuyện với ai đó?…Dù trong thâm tâm, bạn muốn chứng tỏ rằng mình rất quan tâm đến anh ấy, nhưng cái kiểu gọi điện mỗi ngày khoảng một chục cuộc như thế dễ làm chàng ngán ngẩm hơn là cảm động. Hãy kiềm chế nỗi nhớ của mình. Mỗi ngày chỉ nên gọi anh ấy một lần thôi nhé.
2- Gây ấn tượng xấu: Phụ nữ mạnh mẽ đến mức nào cũng là phụ nữ và không thể so sánh ngang hàng với đàn ông trong chuyện bia rượu, thuốc lá. Nếu bạn cho rằng, khi uống rượu, hút thuốc, trông bạn sẽ rất Tây, phóng khoáng, tự chủ… và anh ấy sẽ hãnh diện vì có một người yêu như thế thì bạn đã lầm to. Anh ấy có thể cụng ly hoặc mời một phụ nữ khác hút thuốc, nhưng với người yêu của mình anh ấy sẽ rất ghét. Đơn giản thôi, vì không ai thích người yêu của mình quá nam tính cả.
3- Tiêu tiền như rác: Bạn làm ra nhiều tiền và tự cho phép mình chi tiêu thoải mái. Đi ăn uống, mua sắm với anh ấy, bạn toàn chọn những nơi sang trọng, đắt tiền để dừng chân. Mỗi một quà anh ấy tặng, bạn đều thẩm định giá trị bằng tiền. Nếu đó là một món có giá trị kinh tế thấp, như hoa chẳng hạn, bạn lập tức có thái độ chê bai hoặc xem thường.Khi đó anh ấy sẽ nghĩ ngay rằng, một ông chủ ngân hàng sẽ bằng vai phải lứa với bạn hơn. Tất nhiên, anh ấy sẽ tìm đủ cách để rút lui.
4- Đối nghịch tính cách: Anh ấy thích đám đông. Bạn yêu cầu đến nơi thanh vắng. Anh ấy thích du lịch dã ngoại. Bạn đòi ngồi trò chuyện ở nhà. Anh ấy thích nghe nhạc giao hưởng, bạn toàn mở nhạc rock … Tóm lại, anh ấy trắng thì bạn phải đen. “Hai tính cách đối nghịch mới dễ thu hút nhau”, hình như bạn đọc điều đó ở đâu thì phải.Nhưng đối nghịch thường chỉ đem lại sự bất bình và khó thông cảm lẫn nhau.
5- Bắt bẻ và soi mói: Anh ấy rất thích một chiếc sơ mi, mặc dù nó đã sờn cổ. Đó là món quà kỷ niệm của mẹ anh ấy. Bạn đừng bao giờ buộc anh ấy phải vứt bỏ chiếc áo ấy, vì “mặc vào chẳng ra thể thống gì cả”. Với thái độ ấy, chàng sẽ thất vọng về bạn.
6- Làm mất mặt chàng: Anh ấy có những mối giao tiếp khá rộng rãi và thường đưa bạn tới đó cùng chung vui. Để củng cố vị trí, bạn luôn dò xét để nắm bắt những sơ suất của mọi người trong từng câu nói, kể cả anh ấy. Lòng tự trọng và sĩ diện của đàn ông rất lớn. Anh ấy không cho phép ai làm xấu mặt mình trước đám đông, nhất là người yêu.
7- Cẩu thả và bê bối: Bạn mặc một chiếc váy nhầu nhĩ và đang lăn lê bò toài để lau nhà thì anh ấy đến. Mặc kệ, bạn cứ giữ nguyên trang phục ấy để tiếp khách. Tình yêu sẽ xóa nhòa tất cả nét xấu. Không đâu, anh ấy sẽ thất vọng về bạn.
8- Đòi hỏi nhiều điều: Cô bạn của bạn được người yêu tặng một chiếc đồng hồ hàng hiệu. Bạn lập tức đòi anh ấy phải mua cho mình một chiếc tương tự. Cuối tuần bạn yêu cầu anh ấy phải đưa mình đi chơi đó đây giống như những cặp tình nhân mà bạn quen biết. Bạn lý giải rằng tại sao người ta làm được cho nhau còn mình thì không?Anh ấy cũng sẽ so sánh rằng tại sao những cô gái khác chẳng đòi hỏi người yêu nhiều như thế, còn cô ấy thì…
9- Nhăn nhó, cằn nhằn: Dù chỉ mới là người yêu, nhưng bạn thấy mình có bổn phận “cải tạo” những cái xấu của anh ấy: “Kìa, anh đừng nhai nhồm nhoàm như thế chứ”. “Anh uống rượu nhiều như thế không tốt”, “Anh bốc mùi rồi đấy”…
10- Ghen bóng, ghen gió: Anh ấy trò chuyện với bất cứ cô gái nào: sếp, nhân viên, đồng nghiệp hay đơn giản là cô thu ngân ở siêu thị, bạn cũng sẽ tỏ ra nghi ngờ họ có mối quan hệ đặc biệt. Ngay lập tức, bạn nổi cơn ghen bóng gió. Ghen tức là yêu. Anh ấy sẽ rất thích khi thấy bạn chứng tỏ tình yêu của mình ư? Không đâu anh ấy ngán chết đi được và sẽ tìm cách chuồn thật nhanh. (st)

Tháng Mười Một 12, 2006 Posted by | Documentary, Useful Info | Bình luận về bài viết này

Hành trình qua 3 nước và đi bộ về Hà Nội


Lâm Thị Thanh Huyền và chiếc chứng minh thư đã giúp cô tìm lại gia đình
Chẳng ai có thể ngờ người con gái có gương mặt tươi trẻ, còn phảng phất nét hồn nhiên lại có một cuộc đời ly kỳ đến thế.

Hơn một nghìn ngày mất tích, mất trí nhớ, cô sinh viên Việt Nam xuất sắc đã bắt đầu những năm tháng đọa đày khi từ Australia qua Mỹ, một ngày kia chui trong con-te-nơ trên một chiếc tàu chở hàng vượt đại đương về Trung Quốc.

Để rồi từ Trung Quốc về Lạng Sơn và từ Lạng Sơn đi bộ về Hà Nội trong tình trạng chẳng biết mình là ai?…

Ngay từ nhỏ, Lâm Thị Thanh Huyền đã tỏ ra thông minh khác thường. Hồi mới lên ba ở quê nhà Phú Xuyên – Hà Tây, chỉ nghe anh chị đọc bài học thuộc lòng vài lần, Huyền đã nhớ rồi đọc lại vanh vách.

Chính vì thế mà bố của Huyền – ông Lâm Văn Bảng, một thương binh nặng – đã xiết bao kỳ vọng vào cô con gái mà mình rất mực thương yêu.

Và thực tế, từ lớp một cho đến khi vào đại học, Huyền luôn giành được những kết quả xuất sắc trong học tập. Tốt nghiệp phổ thông trung học năm 1997, Huyền thi đỗ Đại học Giao thông Vận tải với số điểm cao.

Nhưng học hết năm thứ nhất, cảm thấy không hợp, Huyền quyết định thi vào khoa Toán – Tin Đại học Quốc gia và trúng tuyển. Học đến năm thứ 2, Huyền vượt qua nhiều sinh viên khác để giành học bổng du học ở Australia.

Đêm trước ngày sang xứ người, Huyền trò chuyện tâm tình với bố đến quá nửa đêm. Món quà ông Bảng tặng con gái chẳng nặng về vật chất. Ông mở tủ lấy ra một vật được gói ghém cẩn thận. Đó là cuốn sách “Gương Nhân – Quả” do Thành hội Phật giáo TP.HCM xuất bản. Ông Bảng mua năm 1995 và thuộc làu từng câu từng chữ.

Bây giờ ông trao sách cho con gái, giọng rưng rưng: “Đây là cuốn sách bố thích, sang đó khi gặp khó khăn, con hãy đọc nó. Nó sẽ giúp con vượt qua”. Ông Bảng ghi số điện thoại gia đình và tên mình vào gáy sách. Nhưng chẳng hiểu sao lần này, ông lại ghi chữ “Bảng” thành chữ “Bang”.

Cả hai bố con đều không ngờ rằng cuốn “Gương Nhân – Quả”, trở thành một “ân nhân”, một điểm “cởi nút” quan trọng trong vở kịch trên sân khấu cuộc đời đầy éo le, lạ lùng mà Huyền đóng vai chính.

Tại họa kinh hoàng trên đất khách

Huyền sang Australia, học ở thành phố Sydney, viết thư đều đặn về nhà và cuốn “Gương Nhân – Quả” trở thành sách gối đầu giường.

Cuộc sống ở xứ lạ bớt cô đơn hơn khi Huyền trở nên thân thiết với hàng xóm – một phụ nữ người Pháp. Bà người Pháp cảm mến cô sinh viên Việt Nam ngoan hiền, nết na nên nhận Huyền làm con nuôi. Họ thường xuyên qua lại chăm sóc nhau như ruột thịt.

Bỗng một ngày Huyền bị sốt li bì, nằm liệt giường. Mấy hôm không thấy cô con gái nuôi sang chơi, bà mẹ người Pháp vội vàng qua nhà Huyền. Bà lập tức đưa Huyền đi bệnh viện. Bác sỹ kết luận: Huyền bị viêm não biến chứng rất nặng.

Tất cả các bệnh viện ở Australia đều bó tay với trường hợp này. Muốn cứu Huyền, phải đưa cô sang một bệnh viện tốt nhất ở Mỹ. Chẳng chút đắn đo, bà mẹ Pháp đã làm thủ tục để Huyền sang Mỹ điều trị.

Các bác sỹ ở Mỹ sau khi xem xét kỹ bệnh tình của Huyền, đã khẳng định: Muốn cứu tính mạng, phải phẫu thuật, nhưng phẫu thuật có thể sẽ mất trí nhớ. Giữa tính mạng và trí nhớ, chọn cái nào? Dĩ nhiên, không khó để đưa ra câu trả lời.

Cuộc phẫu thuật đã cứu sống Huyền, sức khỏe dần hồi phục nhưng trí nhớ của cô như một vùng sương khói mờ ảo. Họa vô đơn chí, khi hai mẹ con đang trên đường ra sân bay trở về Australia thì lại hứng chịu một tai nạn giao thông khủng khiếp.

Một chiếc xe đâm vào ôtô Huyền ngồi, những chiếc thùng rất lớn lao xuống… Cô tỉnh lại trong bệnh viện và không thấy bà mẹ nuôi người Pháp đâu nữa. Bà đã chết? Hay bà không tìm thấy Huyền? Bà mẹ nuôi nhân hậu đã biến mất khỏi cuộc đời Huyền từ đấy.

Trong cái bệnh viện xa lạ đó, Huyền tự hỏi mình là ai? Vì sao lại ở nơi này? Huyền không thể trả lời. Trí nhớ cô chẳng khác nào một ổ dữ kiện trong máy tính đã bị xóa sạch.

Trống rỗng, xám xịt. Đến mức Huyền không thể biết mình tên gì? Người nước nào, học ở đâu, bố mẹ là ai? Cô như người từ hành tinh khác lạc vào trái đất, và ký ức là một vùng “chân không” hun hút. Sự mất trí nhớ càng trở nên tai hại hơn khi tất cả giấy tờ của Huyền bị mất hết sau vụ tai nạn.

Giọng Huyền nhỏ nhẹ : “ Lúc ấy, ký ức về từ những ngày học ở Australia và tất cả quá khứ của tôi bị xóa hết. Tôi chỉ nhớ những gì diễn ra sau khi rời khỏi bệnh viện ở Mỹ”.

Người con gái gầy gò, ốm yếu, đầu không còn tóc sau lần phẫu thuật ấy lê bước ra cổng bệnh viện ở thành phố New York, chẳng một ai đến đón, chẳng biết đi đâu về đâu giữa nước Mỹ rộng lớn và xa lạ. Và một câu hỏi luôn nhói lên: “Mình là ai?”.

Huyền đứng bên đường, túi chẳng có một đồng, tài sản nếu kể ra thì chỉ còn bộ quần áo đang mặc mà thôi. Dường như chẳng còn ai có thể nghèo hơn bởi vì ngay một kẻ hành khất rách nát nhất thì vẫn còn ký ức, trí nhớ. Đói.

Cơn đói đến với Huyền chầm chậm nhưng mỗi lúc một dữ dội. Huyền bỗng nhìn thấy một đám trẻ nhiều màu da đang đi trên đường. Chẳng hiểu ai xui khiến, Huyền nhập vào đám trẻ đó. Đám trẻ đi vào một nhà hàng để rửa thuê chai lọ. Huyền cùng làm việc với chúng. Gầy gò nhỏ bé, trông cô gái người Việt này chẳng khác nào một đứa trẻ.

Vì thế mà ngay cả đám trẻ con cũng không nhận thấy có một người lớn nhập bọn. Công việc rửa chai lọ chỉ được trả công bằng một bữa ăn, không có tiền lương. Nhưng với Huyền như vậy cũng tốt lắm rồi, vì đó là cách giúp cô sống qua ngày trong cuộc hành trình tìm lại chính mình.

“Làm ơn cho tôi biết tôi là ai?”

Hôm ấy đang rửa chai lọ ở nhà hàng, Huyền được một bà người Hoa chuyên buôn đồ điện tử từ Trung Quốc sang, quan tâm. Cảnh ngộ đặc biệt của Huyền đã khiến bà thương gia động lòng trắc ẩn, muốn giúp đỡ đưa Huyền về quê hương.

Nhưng ngay cả đất nước của mình tên gì, ở đâu Huyền cũng chẳng nhớ. May thay trong tiềm thức sâu thẳm của cô gái ấy vẫn còn vẳng lên mấy từ ít ỏi: “Việt Nam – Hồ Chí Minh”. Những từ này chẳng khác nào chiếc la bàn chỉ cho Huyền một hướng đi khi đang lạc giữa đại dương bao la.

Bà thương gia Trung Quốc phán đoán Huyền là người Việt Nam, nên đã hỏi cô có muốn về nước không? Huyền gật đầu. Thế rồi Huyền lên chiếc tàu thủy chở hàng điện tử, nhắm mắt đưa chân, phó mặc cho số phận. Huyền phải ngồi trong con-ten-nơ chở hàng.

Bóng tối dày đặc bao phủ. Nóng bức đến ngộp thở. Say sóng. Tất cả khiến cho cô gái nhỏ bé ấy càng thêm buồn tủi. Con tàu lênh đênh giữa đại dương bao nhiêu ngày Huyền chẳng biết, nhưng cũng đủ dài để cảm thấy mình là tù nhân của bóng tối trong chiếc hộp sắt kín như bưng.

Một ngày nọ, tàu đến Trung Quốc. Sau khi nghỉ ngơi vài ngày Huyền được bà thương gia đưa đến tận Lạng Sơn. Huyền qua cửa khẩu Tân Thanh, đặt chân lên đất Việt. Lúc ấy, cô cũng chẳng biết Việt Nam là một đất nước như thế nào, có khác gì Mỹ và Trung Quốc?

Điều mà cô nhận thấy rõ nhất: Nơi đây cô có cùng ngôn ngữ với mọi người. Nhưng giữa miền miên viễn này, cô bỗng có cảm giác giống như lúc bước chân ra khỏi bệnh viện ở Mỹ: không tiền, không chốn nương thân, không trí nhớ…Và đói.

Huyền thất thểu bước đi trên đường, gặp ai cũng hỏi một câu khiến cho người ta tưởng cô bị điên: “Anh ơi, chị ơi, có biết tôi là ai không? Làm ơn cho tôi biết tôi là ai?”.

Huyền hy vọng có ai đó nhận ra mình. Đáp lại là những cái lắc đầu, sự ngạc nhiên, giận dữ, thương hại… Nhưng Huyền vẫn không nản lòng, cứ lang thang ở Lạng Sơn với câu hỏi có thể khiến mình bị tống vào nhà thương điên.

Tiềm thức mách bảo Huyền tìm đến nhà chùa để xin miếng ăn, chỗ ngủ qua đêm và dường như đó là cách duy nhất để tránh những cạm bẫy ở tỉnh biên giới thường xẩy ra nhiều vụ bắt cóc, buôn bán phụ nữ sang Trung Quốc.

Sau khi nghe Huyền kể hoàn cảnh, một nhà sư đã khuyên cô xuống Hà Nội sẽ dễ kiếm sống và có nhiều cơ hội tìm được gia đình hơn ở Lạng Sơn. Hà Nội ở đâu? Huyền hoàn toàn chẳng còn nhớ gì về Thủ đô, nới cô đã từng sống thời sinh viên nhưng vẫn quyết đi về hướng ấy. Đi bộ.

Đi bộ vì không có tiền đi xe ô tô và cũng vì một chút hy vọng mong manh: Có ai trên đường quốc lộ sẽ nhận ra mình chăng? Huyền vượt qua quãng đường gần hai trăm cây số mà trong tay không có một đồng.

Không hành lý. Đầu thế kỷ 21, giữa nườm nượp ôtô, xe máy trên quốc lộ, một người con gái ốm yếu, đầu gần như không còn tóc, cứ lầm lũi đi bộ về Hà Nội. Thân gái dặm trường, phía trước còn nhiều gian nan lẫn cạm bẫy…

[ Kỳ 2 ]

Tháng Mười 10, 2006 Posted by | Documentary, Event, Highlighted Post, News | Bình luận về bài viết này

Cô gái hơn một nghìn ngày mất tích và sự trở về kỳ lạ (kỳ 2)

[ Kỳ 1 ]

Tưởng như cơ hội tìm thấy gia đình đã tắt ngấm thì bỗng dưng nó lại đến với Lâm Thanh Huyền trong một tình huống lạ lùng…
Rửa bát thuê, bán bánh mì và… luyện thi đại học
Thỉnh thoảng cô gái đó dừng lại hỏi thăm một câu đã trở thành cửa miệng: “Có người nào biết tôi là ai không…?”. Khi màn đêm sắp sập xuống, cô gái tìm một ngôi chùa, xin chút cơm chay và ngủ nhờ. Sáng sớm tinh mơ lại lên đường.
Đi như hành xác, gian nan khổ cực như sang Tây Thiên lấy kinh. Điều mà Huyền luôn cố gắng để làm trong suốt chặng hành trình ấy là kể cho người dân nghe hoàn cảnh của mình để mong tìm ra manh mối gia đình.
Thế rồi, lần nọ sau khi nghe Huyền kể, một người đàn bà Lạng Sơn đã nằng nặc nhận ngay cô chính là đứa con gái đã mất tích của mình. Huyền cả tin, đã cùng người đàn bà đó về “nhà”.
Nhưng đến nơi, thấy anh em họ hàng của người đàn bà hoàn toàn dửng dưng, Huyền mới nhận ra đây chẳng phải gia đình, quê hương của mình. Cô lại ngược đường về Hà Nội.
Huyền chẳng nhớ thời gian đi bộ từ Lạng Sơn về đến Hà Nội mất bao lâu, có lẽ phải một tháng hoặc hơn thế, chỉ biết đôi giày đã mòn vẹt, gương mặt đã bạc đi vì nắng gió, bụi đường. Và cái đầu gần như trọc ngày nào giờ tóc đã lên xanh.
Về đến Hà Nội, Huyền vẫn đối diện với những con số không tròn trĩnh: không tiền, không nơi ở, không gia đình, không trí nhớ… Huyền lại xin rửa bát cho quán cơm ở Cầu Giấy. Nhưng lần này với Huyền rửa bát ở Cầu Giấy khác với rửa chai lọ bên Mỹ ở chỗ: được trả lương.
Ngày làm thuê, đêm về đã thành thói quen, Huyền tìm tới các ngôi chùa xin ngủ nhờ. Và cũng đã thành một thứ phản xạ: Huyền cứ đi hỏi những người dưng câu “điên rồ” cửa miệng: “Có biết tôi là ai?…”. Nhưng càng hỏi, càng vô vọng.
Trong khi đó, gia đình ông Lâm Văn Bảng ở Phú Xuyên – Hà Tây buồn như có tang. Sau một thời gian, không nhận được thư hay bất cứ tin tức gì của con gái, ông Bảng đã gọi điện sang Australia hỏi nhưng nhà trường cũng chỉ trả lời: Huyền không còn học ở đây nữa, chúng tôi không biết em đi đâu. Tin nghe như sét đánh ngang tai.
Ông Bảng hốt hoảng định bay qua Australia nhưng vợ ngăn lại vì sợ sang đó thì “chẳng tìm được con lại mất luôn cả bố”. Gần như tuyệt vọng, sức khoẻ ông Bảng suy sụp.
Ở Australia, sau khi thấy Huyền đi chữa bệnh rồi mãi không quay lại trường, tưởng cô đã về nước, bạn bè đã gom tất cả đồ đạc gửi về Việt Nam. Trong đó có cả cuốn sách gương Nhân – Quả. Thế nhưng địa chỉ họ gửi không rõ ràng nên những thứ đồ đó bị thất lạc.
Chẳng ai hay biết, Huyền đang rửa bát thuê ở Cầu Giấy, cách gia đình có ba mươi cây số. Ngoài thời gian đi rửa bát thuê, Huyền thường lân la lên hàng sách cũ ở vỉa hè đường Láng đọc nhờ.
Một chị chủ quầy sách thấy Huyền hiền lành đã rủ về ở cùng nhà trọ gần trường Cao đẳng Sư phạm Hà Nội. Thế là Huyền bỏ công việc rửa bát thuê, ngày đi bán sách với người đàn bà kia, tối đi bán bánh mỳ. Khuya, Huyền chong đèn đọc sách.
Cô đọc ngấu nghiến như chưa bao giờ được đọc. Huyền đói kiến thức. Tất cả những kiến thức trong đầu nữ sinh viên xuất sắc ngày nào đã bị xóa sạch cùng với chứng mất trí nhớ.
Bằng cách đọc sách, Huyền học lại từ đầu. Một đêm Huyền chỉ ngủ khoảng hai tiếng, thời gian còn lại cô “ngốn” những cuốn sách cũ mà ban ngày sẽ bày bán ven đường Láng…Cuộc sống cứ thế trôi đi.
Đêm nọ, đi bán bánh mỳ về, Huyền chẳng thấy người đàn bà ở cùng mình đâu nữa. Chị ta đã biến mất cùng với toàn bộ số tiền mà Huyền bán bánh mỳ đạp xe rã cả chân một năm qua. Chỉ để lại một số sách cũ. Huyền “tiếp quản” “gia tài” đó và vẫn tiếp tục bán sách.
Với lượng kiến thức đã đọc, Huyền tự tin đến mức gõ cửa nhà người lạ xin… luyện thi đại học với điều kiện: nếu học sinh tiến bộ mới nhận tiền. Thế rồi gia sư Lâm Thị Thanh Huyền dần dần được các bậc phụ huynh hết sức tín nhiệm vì kết quả học tập của con em họ ngày càng tốt.
Người này giới thiệu người kia, Huyền trở nên bận rộn với những “cua” dạy dày đặc. Có hôm, đạp xe mệt quá, Huyền ngất giữa đường. Cũng may gần một hiệu thuốc, nên Huyền được cấp cứu ngay. Tích cóp mãi rồi Huyền cũng mua được một chiếc xe máy. Nhưng “chó cắn áo rách”, Huyền bị kẻ cắp lấy mất.
Trong một lần đi làm gia sư, Huyền gặp một chàng trai. Chàng trai đó có tình cảm đặc biệt với cô gái dịu dàng này. Nhưng khi anh ngỏ lời, Huyền đã nói thật về hoàn cảnh của mình. Chàng trai lại càng yêu thương Huyền hơn và xin hỏi cưới. Nhưng Huyền bảo: “Em phải tìm được gia đình mới tính chuyện chồng con”.
Chẳng hiểu sao mấy từ “Việt Nam – Hồ Chí Minh” từ sâu thẳm tiềm thức đã luôn khiến Huyền nghĩ rằng: gia đình mình ở thành phố mang tên Bác. Huyền đã toan khăn gói hành phương Nam, nhưng người yêu ngăn lại.
Huyền đã sống ở Hà Nội gần bốn năm mà chẳng một mảy may dấu hiệu nào cho thấy sẽ biết – mình – là – ai? Gia đình mình ở đâu? Có lúc, Huyền đã lên truyền hình Hà Nội đăng nhắn tin tìm người nhà. Nhưng tin nhắn trở nên ngây ngô và như gió bay lên trời khi mà bản thân Huyền chẳng biết mình tên gì…?
Ba cuộc điện thoại – một cuộc trở về
Cuộc sống ở trọ của Huyền buồn tủi đến tê lòng mỗi khi Tết đến. Trong khi các gia đình sum họp, Huyền chẳng biết đi đâu về đâu, có lúc nằm khóc một mình.
26 Tết năm 2005, sau khi đã cho học sinh nghỉ, Huyền tìm một cuốn sách đọc cho vơi nỗi cô quạnh. Cô vô tình lấy một cuốn sách mang tên “Gương Nhân- Quả”.
Cuốn sách được bọc cẩn thận bằng mấy lớp giấy. Huyền bỗng tò mò bóc những lớp giấy ra để xem. Bóc hết lớp thứ nhất, cô thấy kẹp giữa hai bìa sách là chiếc chứng minh thư nhân dân của một cô gái.
Kỳ lạ thay: gương mặt trong tấm ảnh chứng minh thư nhân dân đó giống Huyền như hai giọt nước. Và cái tên trên chứng minh thư: Lâm Thị Thanh Huyền, nghe như một tiếng vọng xa xôi từ ký ức đã ngủ quên.
Huyền giật mình, tự hỏi: “Sao trên đời này lại có người giống mình đến thế? Hay người trong chứng minh thư lại chính là mình”. Cô định thần nhìn kĩ và phát hiện thấy chữ “Bang” và số điện thoại đã mờ trên gáy sách. Sự tò mò xen lẫn chút hy vọng mong manh đã khiến Huyền bấm máy gọi về số điện thoại ấy…
* * *
Từng bị giặc bắt giam ở “địa ngục trần gian” Phú Quốc thời Mỹ ngụy nên ông Lâm Văn Bảng đam mê sưu tầm những kỷ vật của đồng đội thời chiến tranh.
Cuối năm 2004, ông xây ngay trong khu vườn – cạnh mấy gian trưng bày kỷ vật đồng đội- một ngôi đền nhỏ để ngày ngày hương khói cho những anh linh đã hy sinh vì nước.
Đúng ngày 26 Tết, đền thờ liệt sỹ khánh thành. Đang lúc bận rộn khách khứa, một hồi chuông điện thoại reo vang. Bà Nguyễn Thị Lan – vợ ông Bảng nhấc máy. Phía đầu dây bên kia giọng một cô gái rụt rè hỏi: “Thưa bác, đây có phải nhà bác Bang không ạ?” “Không phải, cô nhầm rồi”. Bà Lan cúp máy.
Nghe tiếng “rụp” đầu dây bên kia, Huyền giật mình. Cô mơ hồ nhận thấy giọng người phụ nữ rất quen. Điều đó khiến Huyền kiên nhẫn bấm máy lần thứ hai. Giọng người phụ nữ cáu bẳn: “Đã bảo không phải rồi, sao gọi nhiều thế?”.
Huyền thẫn thờ ngồi ngắm mãi bức ảnh “giống mình” trong chứng minh thư. Như có cái gì đó xui khiến, Huyền bấm máy lần thứ ba. Chuông điện thoại lại reo giữa lúc nhà đang đông khách, bà Lan bảo: “Chắc lại điện thoại của con bé đó, đã bảo không phải cứ hỏi mãi”.
Thấy vợ khó chịu, ông Bảng chạy lại nhấc máy. Mặt ông tái đi khi nghe tiếng “A lô! alô! alô”. Một giọng nói quá quen thuộc đã ăn vào máu thịt trong ông. Tiếng cô gái hỏi: “Dạ, thưa bác, nhà bác có ai tên Huyền không ạ!?”.
Ông Bảng trở nên tê dại khi nghe câu hỏi ấy. Linh cảm của người bố mách bảo: đúng con gái mình rồi. Ông hỏi trong hoảng loạn: “Có, có, Huyền đấy à con. Ôi, ba đây mà, ba của con đây mà. Con không nhận ra ba sao? Con đang ở đâu để ba đón về?” .
Người con gái nói nơi mình ở. Ông Bảng vơ vội chiếc áo rét, gọi thêm vài ba người nữa rồi ào lên Hà Nội. Tuy vội, ông vẫn không quên mang theo album ảnh gia đình.
Bước vào nhà Huyền, ông Bảng mừng như điên dại khi thấy đứa con yêu đã mất tích gần một nghìn năm trăm ngày đang đứng trước mặt mình. Ông ôm chầm lấy Huyền, nước mắt trào ra.
Nhưng Huyền vẫn không nhận ra người đàn ông tóc bạc như cước ấy là bố mình. Cô gọi ông bằng bác như một người xa lạ. Lần bị lừa ở Lạng Sơn khiến Huyền trở nên cảnh giác.
Chỉ sau khi ông Bảng đưa album ảnh gia đình và kể lại chi tiết chuyện gia đình thì Huyền mới tin và lên xe về quê. Cả đại gia đình như vỡ oà trong niềm vui.
Nhà ông Bảng đón một cái Tết vui nhất trong đời. Họ hàng, làng xóm, lúc nào cũng đến kín nhà mừng cho sự trở về vô cùng kỳ lạ của con gái ông. Sau Tết, Huyền làm đám cưới với chàng trai đã yêu thương và chờ đợi mình. Cô đã tìm lại tên cho mình theo đúng nghĩa của cụm từ này.
Tôi ngồi trong căn hộ chung cư tầng 10 ở khu bán đảo Linh Đàm (Hà Nội) – nơi Huyền ở bây giờ – một không gian yên tĩnh, giản dị mà toát lên vẻ đầm ấm.
Có tiếng trẻ nhỏ khóc trong chiếc nôi đặt giữa nhà. Huyền bế bé trai kháu khỉnh cô vừa sinh được hơn 2 tháng, nét mặt tươi trẻ ngời lên niềm hạnh phúc như thể chưa từng trải qua những ngày tháng khốn khổ đến tận cùng.
Huyền lấy cho tôi xem chiếc chứng minh thư tìm thấy trong cuốn sách “Gương Nhân – Quả” mà giờ đây cô vẫn sử dụng. Giọng Huyền trở nên bồi hồi: “Trong quãng đời – không- biết -mình-là -ai, tôi thấy điều may mắn nhất là giữ được mình, không vướng vào những tệ nạn xã hội.
Và những lúc nguy nan nhất, tôi luôn được những người tốt giúp đỡ. Bây giờ tôi ước làm sao gặp lại bà mẹ nuôi người Pháp, thậm chí tôi đã học cả tiếng Hoa để mong có cơ hội gặp lại bà thương gia Trung Quốc.
Ngay cả người đàn bà Thái Bình đã lấy hết tiền của tôi tôi cũng biết ơn. Nếu không có người đàn bà đó, thì làm sao tôi gặp lại cuốn Gương Nhân – Quả”.
Nhờ sự quan tâm của gia đình cũng như người chồng hiền lành, chu đáo, trí nhớ của Huyền đã khôi phục được nhiều. Cô nhớ rất nhanh những kiến thức được học chẳng khác nào thời còn sinh viên.
Bây giờ Huyền vẫn có một khoản thu nhập ổn định bằng nghề dạy học. Huyền dạy học như một sự tri ân với cuộc sống và tình thương của cô dành cho các em học sinh luôn khiến các bậc phụ huynh ngạc nhiên, cảm động.
Sắp tới, Huyền dự định thi vào Đại học Sư phạm với ước nguyện gắn bó với nghề giáo trọn đời. Tôi nghĩ khi người con gái ấy đứng trên bục giảng, chỉ cần kể câu chuyện kỳ lạ của đời mình sẽ khiến cho học trò tin trên đời vẫn có những chuyện cổ tích, vẫn có Gương Nhân – Quả, ở hiền sẽ gặp lành…
Ghi chép của Phùng Nguyên – Tiền Phong

Tháng Mười 10, 2006 Posted by | Documentary, Event, Highlighted Post, News | Bình luận về bài viết này

Google Moon

Khi Google công bố Google Moon vào hôm qua. Không biết đó có phải là những bước đầu tiên của Google trong việc cung cấp hình ảnh của Hệ Mặt Trời hay không? Tuy không có công bố chính thức nào nhưng được biết Google đã đăng ký xong các tiên miền theo tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời và hơn thế. Googleplex làm thế để chắc rằng các hãng khác không lấy trước những tên miền này. Google rất thông minh trong việc làm cho người sử dụng bàn tán, dự đoán, và thán phục. Đây là danh sách các tên miền mà Google đã đăng ký vào ngày thứ ba vừa qua:
  1. Googlegalactic.com
  2. Googleuniverse.com
  3. Googlegalaxy.com
  4. Googlesolarsytem.com
  5. Googlesun.com
  6. Googlemercury.com
  7. Googlevenus.com
  8. Googlearth.com
  9. Googlemoon.com
  10. Googlemars.com
  11. Googlejupiter.com
  12. Googlesaturn.com
  13. Googleuranus.com
  14. Googlenepture.com
  15. Googlepluto.com
Google cũng đã đăng ký các tên miền .org .info .net …

Tháng Mười 9, 2006 Posted by | Documentary, Introduce, IT, Language, News, Useful Info | Bình luận về bài viết này

Thank You bằng nhiều thứ tiếng.

“Cám ơn” bằng hơn 200 ngôn ngữ trên thế giới. [Tải về]

Tháng Mười 4, 2006 Posted by | Documentary, Language, Useful Info | Bình luận về bài viết này

Xangsane Typhoon

Typhoon Xangsane has battered central provinces with heavy downpours, widespread flooding and damaging winds when it swept ashore on Sunday morning. According to the latest report, at least one person was killed, seven others were injured and 850 roofs of houses blown off in Da Nang city. High tidal surges of the Han River and torrential rains accompanied by strong winds flooded many parts of Da Nang city, bringing down power lines and trees and peeling off roofs. Several makeshift houses and restaurants on Son Tra and Dien Ngoc streets collapsed. Cleanup efforts got under way to remove fallen trees and ensure traffic flows. In Thanh Khe district, many roofs of people’s houses blew off, hundreds of big trees fell and several sections of main roads were 1m deep under water. According to the district’s authorities, most households in high-risk areas have been moved to safe areas. Power outages were reported in the ancient town of Hoi An and Dai Loc district in Quang Nam province. Two people were severely injured. The trans-national railway line and its communication system were paralysed. Six express trains had to stop traveling at stations in Lang Co (Thua Thien-Hue province) and Da Nang city. The special task force established under the Central Steering Committee for Flood and Storm Control asked local people to stay at home and warned Central Highlands provinces of landslides and flash floods. Deputy Prime Minister Nguyen Sinh Hung, who has been in Da Nang to help out with storm control measures, told VOV on Sunday morning that he has asked local administrations to prepare all means to cope with the typhoon, particularly for national key projects. In Quang Binh province, the typhoon directly hit Quang Trach, Bo Trach, Quang Ninh and Le Thuy districts and Dong Hoi city at 04.00am. It caused tidal waves of the Nhat Le coast to rise to 4-5m high, submerging many parts of the province. Quang Binh has planned to evacuate nearly 1,900 households from the areas vulnerable to severe flooding. But by Saturday afternoon, about 500 households had not yet moved. After striking the central coast, Typhoon Xangsane moved further inland and weakened a little. Nguyen Huu Hoai, Vice Chairman of the provincial People’s Committee expressed his concern over whether they could ride out the storm, and said the province would try its best to save local people in high-risk areas.

Tháng Mười 4, 2006 Posted by | Documentary, Event, News, Useful Info | Bình luận về bài viết này

"I luv U" bằng nhiều thứ tiếng.

Có người thách đố, nên ngồi tìm luôn cái cụm từ “nhạy cảm” này trong tất cả các ngôn ngữ (chắc không phải tất cả, nhưng cũng khá nhiều) . Vì khối lượng lớn nên không tiện post lên, bà con có thể tải về mà ngâm cứu nhé.

[ Tải về ]

Tháng Chín 27, 2006 Posted by | Documentary, Highlighted Post, Language, Romance, Useful Info | 2 bình luận