Gman\’s Blog

You\’re Connecting to me

Biết chết liền!

Tuổi Trẻ Online – Biết chết liền!

Biết chết liền!

Chúng ta quan sát ba đoạn trao đổi giữa hai người:

1. A: Giáo viên mới dạy thế nào?
    B: Hiểu chết liền!

2. A: Nó giỏi lắm phải không?
    B: Giỏi chết liền!

3. A: Nghe nói bạn sẽ đi du học?
    B: Đi chết liền!

Trong đoạn thứ nhất, câu trả lời của B có nghĩa là: (1b) (Giáo viên mới dạy) không hiểu (được). Trong đoạn thứ hai, câu trả lời của B có nghĩa là: (2b) (Nó) không giỏi. Trong đoạn thứ ba, câu trả lời của B có nghĩa là: (3b) (Tôi sẽ ) không đi du học.

TTCT – Cả ba câu trả lời trên có điểm giống nhau: Nếu lời nói ra trong câu trả lời là "hiểu" thì ý của lời đó là ngược lại: "không hiểu". Nếu lời nói ra trong câu trả lời là "giỏi" thì ý của lời đó là ngược lại: "không giỏi". Nếu lời nói ra trong câu trả lời là "đi" thì ý của lời đó là ngược lại: "không đi".

Trong sách giáo khoa toán 10, có khái niệm về phép qui nạp. Sự giống nhau một cách hệ thống trong ba câu trả lời trên cho chúng ta thực hiện phép qui nạp:

(I) Trong câu trả lời, nếu lời nói ra là "X chết liền!" thì ý của lời đó là "không X"

Trong ngôn ngữ học, "lời nói ra" được gọi là hiển ngôn, còn ý của nó được gọi là hàm ý.

II. Câu hỏi được đặt ra là:

Vì sao hiển ngôn là "X chết liền" có hàm ý "không X"?

Câu trả lời là vì nó tuân theo một phép suy luận logic. Để bạn đọc dễ hình dung ra phép suy luận này, chúng ta sẽ thay X = hiểu mà vẫn không làm mất tính khái quát trong lập luận.

Trong ngôn ngữ học có nguyên lý tiết kiệm ngôn ngữ. Đại để như sau: "Người nói dùng một năng lượng tối thiểu để truyền đi lượng thông tin tối đa". Nguyên lý này cho phép giải thích được nhiều hiện tượng ngữ âm và ngữ pháp. Về ngữ pháp, đó là hiện tượng rút gọn: nếu rút gọn câu chữ mà người nghe vẫn hiểu được đúng ý mình thì người ta sẽ rút gọn. Vận dụng điều này vào câu chúng ta đang quan tâm: "Hiểu chết liền" chính là sự rút gọn của câu: "Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền". Còn "không hiểu" chính là sự rút gọn của câu "Tôi không hiểu". Như vậy, phép suy luận của chúng ta sẽ là:

(Ib)  Từ hiển ngôn

(4) Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền.

Chúng ta sẽ suy ra hàm ý.

(5) Tôi không hiểu.

Đây chính là một phép suy luận toán học. Nói đúng hơn, một phép suy luận logic mà một mệnh đề đã được rút gọn vì nó là hiển nhiên với mọi người.

III. Trong sách đại số 10 có trình bày các phép toán mệnh đề. Từ hai mệnh đề a (= tôi hiểu) và b (= Tôi chết liền), chúng ta có mệnh đề kéo theo a  b (= Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền), ở đó, a là điều kiện đủ của b.

Người ta đã chứng minh được rằng trong mệnh đề kéo theo a  b, thì b là điều kiện cần của a, nghĩa là nếu không có b thì sẽ không có a. Nói cách khác, từ hai điều cho trước gọi là hai tiền đề (a   b và không phải b) sẽ suy ra được điều thứ ba gọi là kết luận (là không phải a). Người ta gọi đó là phép tam đoạn luận, hay là phép suy luận theo điều kiện cần từ phép kéo theo. Nó mang tên modus tollens, viết tắt là MT. Cụ thể là:

(4) Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền (a  b)

(4b) Tôi không chết liền (b)

Vậy thì: (5) "Tôi không hiểu" (a)

Trong thực tế, sẽ không có chuyện "tôi chết liền" một điều hiển nhiên mà cả người nói lẫn người nghe đều ngầm hiểu. Trong giao tiếp thông thường, theo nguyên lý tiết kiệm ngôn ngữ, chẳng cần phải nói ra cái điều hiển nhiên mà trong thực tế ai cũng biết là làm gì.

Thế là người ta lược bỏ câu "tôi chết liền" đi. Từ hai tiền đề trên đây chỉ còn lại tiền đề thứ nhất (= Nếu tôi hiểu thì tôi chết liền) nhưng chúng ta vẫn suy ra a ( = Tôi không hiểu). Điều này giải thích vì sao câu (4) có hàm ý (5).

Một cách khái quát, câu "X chết liền" có hàm ý "không X". Chỉ cần nói "biết chết liền" mọi người sẽ hiểu là "không biết". Chỉ cần nói "giỏi chết liền" mọi người sẽ hiểu là "không giỏi"…

Xin các bạn lưu ý: cách nói tạo hàm ý (Ib) không mới. Nó có từ rất lâu đời rồi. Người viết hi vọng tới đây các bạn trẻ sẽ nói: Đọc bài này "không hiểu chết liền!".

Tháng Một 21, 2007 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Một môn 10.0

[ 9.12.2006 ]

Hôm nay, sáng dạy đúng giờ để chuẩn bị học bài. Lấy Nguyễn Khuyến ra học được một đoạn là chán, cô cứ bày vẽ, viết tùm lum làm nó dài ra quá mức. Học mấy cái quan trong thôi. Với lại chiều nay chỉ kt trắc nghiệm thôi nên cũng bớt lo nhiều. Ăn no, lên đường đến trường. Tiết đầu không có giáo viên, lớp náo loạn, nhưng một hồi thì cũng kiềm chế được tụi nó. Tổ 6 là A1 đệ nhất bất trị, hết thuốc luôn. Chúng nó may mà không ở dưới tay mình, nếu không thì chúng nó cả đời đi trực nhật quá. Sang tiết 2, cũng may mà có giáo viên dạy thế vào, nếu không thì chỉ một ngày mà cái tổ 6 bị trừ tới 5-6 điểm mất.

Cô toán này cũng là giáo viên Toán thứ 8 trong Học kỳ này mình đựơc học rồi. Tất cả là nhờ thầy Cương hay đi công tác. Cứ cái đà này thì trước khi ra trường mình có thể học tới hơn một nửa giáo viên toán trong trường. Tới giờ Địa, xuống phòng nghe nhìn học Pháp. CUối giờ, cô Địa cho đọc điểm, hehe, 10.0. Qua được một môn. Hôm nay mới biết. Nếu không ở đội hình chính thức thì thi HK thể dục có 9đ à, vì vậy TD không 10.0 mà chỉ có 9,6 9,7 gì à.
Tới giờ văn, cố kêu 3 đứa lên bảng trả bài Tiếng Việt: Hương, Huy, Ky (toàn là dân tổ 5) Xui nhất là Hương, ăn con 2 về chỗ. Nhìn sang bên đó, biết ngay, thế nào chả khóc. Hết tiết, thuộc luôn bài tiếng Việt.
Tiết SHCN, sinh hoạt là phụ, ôn tập thi là chính. Nhạc nền là tiếng đập bàn đập ghế của tụi A2, thấy giám thị sang 2 lần mà vol vẫn to. Phần ôn tập cũng khá thú vị, tổ 4 lên 3 lần, cả 3 lần đều sai, tổ mình 2 lần lên là 2 lần đúng. Vì thời gian có hạn nên thứ 7 tuần sau tiếp tục. Tan học.

Johnson's ® Baby

Về nhà, kịp tắm trước khi lên học. Chả hiểu cái số của mình nó là số gì. Trong một ngày, tất cả sữa tắm đều hết :. Thế là phải lấy chai Johnson’s ® Baby mà tắm. Hôm nay học chị Nhi, chị ấy đã công nhận cái việc phản ứng thực tế là không theo thứ tự. Học hăng say tới gần 10 giờ. Quá mệt, nghỉ tí, rồi chơi Dinner Dash 2. Game này hay thật, chơi tới 12 giờ, không còn sức viết blog nữa, ngủ luôn.

Tháng Mười Hai 10, 2006 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này

Bài thơ Đôi dép

Bài thơ đầu anh viết tặng em

Là bài thơ anh kể về đôi dép

Khi nỗi nhớ ở trong lòng da diết

Những vật tầm thường cũng viết thành thơ.

Hai chiếc dép kia gặp nhau tự bao giờ

Có yêu nhau đâu mà chẳng rời nữa bước

Cùng gánh vác những nẻo đường xuôi ngược

Lên thảm nhung xuống cát bụi cùng nhau.

Cùng bước, cùng mòn, không kẻ thấp người cao

Cùng chia xẻ sức người đời chà đạp

Dẫu vinh nhục không đi cùng người khác

Số phận chiếc này phụ thuộc chiếc kia

Nếu ngày nào một chiếc dép mất đi

Mọi thay thế đều trở nên khập khiểng

Giống nhau lắm nhưng người đời sẽ biết

Hai chiếc này chẳng phải một đôi đâu.

Cũng như mình trong những lúc vắng nhau

Bước hụt hẫng cứ nghiêng về một phía

Dẫu bên cạnh đã có người thay thế

Mà trong lòng nỗi nhớ cứ chênh vênh.

Đôi dép vô tri khắng khít song hành

Chẳng thề nguyền mà không hề giả dối

Chẳng hứa hẹn mà không hề phản bội

Lối đi nào cũng có mặt cả đôi.

Không thể thiếu nhau trên bước đường đời

Dẫu mỗi chiếc ở một bên phải trái

Nhưng tôi yêu em bởi những điều ngược lại

Gắn bó đời nhau bằng một lối đi chung.

Hai mảnh đời thầm lặng bước song song

Sẽ dừng lại khi chỉ còn một chiếc

Chỉ còn một là không còn gì hết

Nếu không tìm được chiếc thứ hai kia

Tháng Mười Một 13, 2006 Posted by | Uncategorized | Bình luận về bài viết này